
Table of Contents
Dù không chắc chắn rằng mô hình coworking space – không gian làm việc chung có thể thay thế hoàn toàn mô hình văn phòng truyền thống hay không? Nhưng có một điều chắc chắn rằng mô hình này sẽ có một tiềm năng phát triển vô cùng triển vọng.
Tuy nhiên với những không gian làm việc chung mới mở thì việc thu hút khách hàng tới sẽ gặp đôi chút khó khăn, đặc biệt là với loại hình dịch vụ cung cấp chỗ ngồi cá nhân – hot desks & fix decks.
Nhưng nếu biết cách thì không gian coworking space không lo thiếu khách hàng. Bởi theo một nghiên cứu, dự đoán đến cuối năm 2030 thì 80% nguồn nhân lực toàn cầu sẽ là đội ngũ freelancer – những người làm việc tự do – cũng chính là một trong những đối tượng khách hàng chính tại không gian làm việc chung.
Là một nhà kinh doanh không gian làm việc chung thì chắc chắn bạn không nên bỏ qua đối tượng khách hàng này? Vậy làm thế nào để thuyết phục họ đến với không gian coworking space thay vì làm việc ở nhà hay quán cà phê ồn ào?
Hãy cùng Smartos đi tìm “lời giải” ở phía dưới nhé!
Đọc thêm: 7 Tuyệt Chiêu Marketing Thu Hút Khách Đến Coworking Của Bạn
1. Biến Google trở thành công cụ marketing số 1 của bạn
“Điểm danh” không gian của bạn trên Google. Đừng quên những thông tin như thời gian hoạt động trong tuần, số điện thoại và email liên lạc, website. Hơn nữa, hình ảnh chi tiết của không gian cũng rất quan trọng khi bạn giới thiệu trên Google. Điều này giúp bạn xây dựng nhận thức về thương hiệu, và có được sự hiện diện trực tuyến. Mọi người càng cảm thấy dễ dàng tìm hiểu và có những thông tin cần thiết về không gian của bạn, tỉ lệ họ trở thành thành viên của bạn càng cao.

2. Cung cấp đa dạng các gói thành viên
Linh hoạt trong các gói thành viên sẽ giúp bạn thu hút nhiều freelancer đến hơn. Một cách dễ hiểu, không phải ai cũng làm việc giống nhau, và một không gian cung cấp đa dạng lựa chọn về các gói sẽ cho phép nhiều khách hàng khác nhau lựa chọn. Những người chỉ đến không gian của bạn vài buổi mỗi tuần, sẽ khác những thành viên đến mỗi ngày.

Nhờ việc cung cấp nhiều gói thành viên, bạn dễ dàng theo dõi và phân tích khách hàng hơn. Qua đó, việc đưa ra những kế hoạch marketing hay ưu đãi cho thành viên cũng phù hợp hơn.
3. Có những chương trình dành cho người mới
Một trong những chương trình có thể giới thiệu không gian coworking của bạn tới nhiều khách hàng mới hơn đó chính là: MIỄN PHÍ một ngày trải nghiệm. Điều này sẽ giúp họ có cơ hội trải nghiệm thực tế khi làm việc ở đây. Đồng thời, điều này sẽ thu hút nhiều thành viên tiềm năng đến với bạn hơn.
Bên cạnh đó, bạn có thể cân nhắc đến việc tạo các ưu đãi khi giới thiệu. Giảm giá cho những thành viên giới thiệu người quen đến không gian làm việc. Đây cũng là một cách thu hút khách hàng nhanh chóng và tiết kiệm. Truyền miệng vẫn luôn là một cách marketing hiệu quả.
4. Tham gia mạng xã hội
Mạng xã hội đã trở thành một phần trong cuộc sống của mọi người. Không khó để hiểu, sử dụng mạng xã hội để quảng bá và giới thiệu về không gian của bạn là điều cần thiết. Hãy tạo một tài khoản mạng xã hội mà đa số khách hàng tiềm năng của bạn đang sử dụng. Ví dụ như Facebook, Twitter hay Instagram.
Đăng tải những bài chia sẻ, hình ảnh, hay video chất lượng tốt liên quan đến không gian của bạn. Đừng tập trung vào các việc quảng cáo ngay từ đầu. Hãy xây dựng nội dung một cách thú vị và hấp dẫn. Bạn có thể chia sẻ về một ngày ở không gian coworking của bạn, những tiện ích và dịch vụ của không gian, hay đâu là điểm đặc biệt của không gian, v.v.
5. Xây dựng một môi trường làm việc an toàn, lành mạnh
Sức khỏe và sự an toàn của các thành viên là những yếu tố quan trọng. Bạn cần chú tâm đến chúng hơn cả những tiện nghi mà bạn cung cấp. Nhất là khi đại dịch COVID-19 vẫn chưa qua đi, môi trường làm việc an toàn là điều cần thiết.
Tất cả mọi người, kể cả freelancer, đều lo lắng khi quay lại làm việc. Để khuyến khích các thành viên trở lại không gian của bạn, hãy đảm bảo các quy định về sức khỏe, vệ sinh, khoảng cách, v.v. đều được áp dụng nghiêm túc. Yêu cầu thành viên mang khẩu trang, rửa sạch tay và vệ sinh khu vực làm việc là những điều đơn giản nhất.
Smartos gợi ý cho bạn một vài cách giữ vệ sinh an toàn nơi làm việc ở đây.
6. Tổ chức các sự kiện cho cộng đồng của bạn
Các sự kiện thú vị không chỉ kết nối các thành viên hiện tại của bạn, mà còn thu hút các khách hàng tiềm năng. Đặc biệt là các freelancer sẽ có dịp gặp gỡ, tiếp xúc với những người làm việc cùng lĩnh vực. Nhờ đó, những cơ hội về nghề nghiệp có thể đến với họ. Tùy vào những thời điểm khác nhau, bạn có thể tổ chức những sự kiện phù hợp để thu hút nhiều sự tham gia nhất.
Tuy nhiên, hãy cân nhắc về những sự kiện vào thời gian này. Sức khỏe và sự an toàn vẫn luôn là ưu tiên hàng đầu của mọi người. Thay vì tổ chức các chương trình gặp mặt, bạn có thể tạo các buổi chia sẻ trực tuyến.
7. Sử dụng phần mềm quản lý để tối ưu hoá trải nghiệm cho khách hàng
Trong thời đại mọi thứ đều đang được số hoá thì một mô hình hiện đại như không gian coworking chắc chắn không thể bỏ qua xu hướng này được. Chuyển đổi số với các phần mềm quản lý không gian coworking không chỉ giúp tối ưu hoá qui trình vận hành quản lý mà còn giúp các không gian “ghi điểm” trong mắt khách hàng.
Hiện nay cũng có khá nhiều phần mềm dành riêng cho việc quản lý không gian coworking ví dụ như Nexudus, Cobot, OfficeRnD…Tuy nhiên những phần mềm này có một điểm chung là phát triển ở nước ngoài và có giá sử dụng khá là cao. Nếu bạn là một doanh nghiệp tại Việt Nam thì việc sử dụng những phần mềm trên có thể sẽ gặp khó khăn trong việc nhận hỗ trợ trực tiếp hay ngôn ngữ trong phần mềm hoàn toàn là tiếng Anh.
Smartos thì khác. Đây là phần mềm được xây dựng bởi đội ngũ hoàn toàn là người Việt Nam, đồng thời lại rất am hiểu về thị trường không gian coworking – người sáng lập ra phần mềm là cũng là người sáng lập ra và quản lý một trong những coworking space đầu tiên tại Đà Nẵng.
Với Smartos, không gian của bạn có thể làm gì:
- Quản lý booking: Tất cả các thông tin về đặt phòng như số lượng booking hiện tại, tình trạng phòng trống, sơ đồ đặt, check-in/checkout hàng ngày sẽ được hiển thị chỉ trong một màn hình
- Quản lý khách hàng: Tất cả các thông tin về khách hàng, lịch sử đặt phòng, lịch sử thanh toán của khách hàng sẽ được theo dõi một cách dễ dàng
- Quản lý thu – chi: Tiền vào, tiền ra, lịch sử giao dịch, theo dõi dòng tiền
- Quản lý chi nhánh và các dịch vụ thêm: Nếu bạn có nhiều hơn một chi nhánh thì với Smartos bạn có thể dễ dàng quản lý tất cả các dịch vụ thêm, và danh sách các phòng cửa từng chi nhánh
- Báo cáo: Bạn sẽ sẽ dàng sẽ được các báo cáo từ đơn giản đến nâng cao giúp phục vụ cho định hướng kinh doanh
- Quản lý yêu cầu khách hàng: Từ quản lý đến nhân sẽ nắm được sát sao từng yêu cầu, từng vấn đề complaint của khách, từ đó tạo ra một qui trình làm việc chuyên nghiệp với khách hàng.
Đọc thêm: Linked In – Kênh Marketing Văn Phòng Cho Thuê Hiệu Quả
Tóm lại
Với các freelancer, họ không bắt buộc làm việc tại một chỗ cố định như nhân viên văn phòng. Họ có thể tùy ý làm việc ở nhà, quán cà phê, thư viện, hay các không gian làm việc. Vì thế, nếu bạn muốn thu hút các freelancer này đến không gian của bạn, bạn cần có những chiến lược marketing hiệu quả. Để giữ chân khách hàng, bạn cần cho họ những trải nghiệm không gian tốt nhất.
Với những biện pháp ở trên thì những phần mềm quản lý như Smartos chính là một phần không thể thiếu trong hành trình thu hút khách hàng và tăng sự hài lòng của khách hàng khi đến với không gian coworking.
Để trải nghiệm thử phần mềm Smartos CRM, hãy truy cập tại đây.