
Sau đại dịch Covid 19, việc đi làm và kiếm tiền bằng hình thức Freelance đã không còn quá xa lạ với các bạn trẻ tại Việt Nam. Và khi “người người, nhà nhà” đều đổ xô đi làm freelance, ta cần gì để tạo ra sự khác biệt và nổi bật trên thị trường? Hay tìm việc freelance thế nào để có mức thu nhập tốt hơn? Hãy cùng khám phá trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
I. Cần đầu tư điều gì khi tìm việc Freelance?
Là một người làm tự do, hơn hết thảy, kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm là những yếu tố hàng đầu mà bạn cần chú trọng để có thể nhận và đảm nhiệm các dự án từ khách hàng.
1. Kỹ năng chuyên môn
Cụ thể, một số kỹ năng chuyên môn mà bạn có thể học hỏi và trải nghiệm khi làm Freelance bao gồm:
- Khả năng viết lách, dịch thuật
- Edit Video
- Thiết kế ấn phẩm, Thiết kế UX/UI
- Các kỹ năng về SEO (SEO on page, back link, social entity,..)
- Làm website
- Lập trình
- Xây dựng và quản lý fanpage
- Marketing Online
- ….
Trên thực tế, các freelancer không cần phải nắm rõ các kỹ năng này mà chỉ nên lựa chọn những kỹ năng có thể hỗ trợ nhau trong công việc. Chẳng hạn, thiết kế thường đi liền với edit video, hay làm website có thể phối hợp với các kỹ năng về SEO,….
2. Kỹ năng mềm khi tìm việc freelance
Ngoài những kỹ năng chuyên môn, người làm freelancer cũng cần trang bị các kỹ năng mềm cần thiết.
- Kỹ năng “deal” cho dự án
Nhiều bạn mới bắt đầu đi làm freelance thường phân vân không biết định giá cho dự án và năng lực của bản thân thế nào để hợp lý. Thông thường, các freelancer “gạo cội” sẽ ước lượng tổng thời gian hoàn thành dự án và quy ước chúng thành chi phí mà khách hàng chi trả. Hay nói đơn giản là giá tiền/ giờ.
Bên cạnh đó, có một số dự án mà khách hàng sẽ ước lượng cho bạn số ngân sách mà họ có, bạn sẽ tính theo phương thức ngược lại. Nghĩa là từ ngân sách chia ra khoảng thời gian bạn làm việc và ước tính, tối ưu những nhiệm vụ phải làm như sử dụng framework có sẵn, thuê một bên thứ 3,.. để không phí công sức bạn đã bỏ ra.
- Kỹ năng sắp xếp độ ưu tiên và quản lý thời gian
Việc trở thành một freelancer và làm việc trực tiếp với khách hàng thường không cho phép bạn trễ deadline hay giảm hiệu quả trong công việc bởi điều này là ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của bạn.
Bên cạnh việc quản lý thời gian, bạn có thể sẽ bận rộn cả này mà mãi vẫn không thoát ra khỏi tình trạng “khách hàng nhăn nhó” nếu không biết ưu tiên công việc.
Vì vậy, mỗi tuần, bạn hãy dành 10 phút lên danh sách tất cả công việc và sắp xếp chúng theo thứ tự khẩn cấp và quan trọng để sắp xếp deadline cho chúng. Nhờ đó, bạn sẽ dễ dàng nắm được kế hoạch và các deadline về sau.

- Kỹ năng giao tiếp với khách hàng
Trò chuyện, lắng nghe nhu cầu của khách hàng, và giải thích những lĩnh vực chuyên môn là điều mà một freelancer luôn phải thực hiện. Do đó, không chỉ đơn giản là giao tiếp như thường ngày, bạn cần nắm rõ tâm lý của họ qua những buổi trò chuyện để cho ra một “sản phẩm” đúng nhu cầu.
Hãy lưu ý rằng “hỏi đúng” sẽ tốt hơn “hỏi nhiều” và nếu bạn đáp ứng đúng tâm lý của khách hàng ngay từ những buổi trò chuyện đầu tiên thì phần trăm thành công trong dự án sẽ cao hơn rất nhiều.
- Chọn ngách riêng cho mình ở mỗi lĩnh vực
Thị trường cho các Freelancer thường thường bậc trung rất nhiều, khách hàng sẽ luôn có thể tìm được một người giá rẻ hơn bạn. Do đó, để nổi bật giữa đám đông, bạn cần chọn cho mình một ngách rõ ràng và thật giỏi trong ngách đó.
Làm thế nào để chọn một ngách? Hãy liệt kê ra những kỹ năng, sở thích và điều bạn làm tốt để có thể tìm ra thị trường cho riêng mình.
Hãy cân nhắc chọn ngách dựa trên ngành kinh doanh bất kỳ hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp. Chẳng hạn, dù cho bất kỳ ai cũng có thể viết về kỹ thuật máy lạnh, thế nhưng một người viết nhiều về lĩnh vực này thường sẽ có kiến thức nền tốt hơn và cho ra những bài viết chất lượng hơn. Hay một designer chuyên UX/UI sẽ thiết kế giao diện ứng dụng tốt hơn một designer ôm đồm nhiều dịch vụ.
- Bắt đầu xây dựng thương hiệu cá nhân cho chính bạn
Bạn có chuyên môn tốt, cứng tay nghề, khách hàng cần kiến thức của bạn. Nhưng làm thế nào để họ tìm ra bạn? Thương hiệu cá nhân sẽ giúp bạn! Hơn hết cả, đây chính là chìa khóa vàng giúp quyết định đến chất lượng khách hàng mà bạn gặp, và con số thu nhập mà bạn có. Hơn thế nữa, việc có một thương hiệu cá nhân tốt cũng giúp khách hàng cảm mến, tin tưởng và nhìn rõ giá trị của bạn trước khi bắt đầu làm việc với bạn.
Bạn có thể chọn các nền tảng mạng xã hội để bắt đầu xây dựng thương hiệu cá nhân. Linkedin, Tiktok, Facebook hay bất kỳ nền tảng nào mà bạn cảm thấy phù hợp với bản thân và lĩnh vực mà bạn hướng đến. Và tất nhiên, để có thể lan truyền một cách hiệu quả nhất thì content của bạn cần có nội dung hữu ích, tích cực đến người xem.
II. Tổng hợp các trang web tìm việc freelance uy tín
1. Các trang web quốc tế
a. Upwork
Đây là một trong những trang web tìm việc freelance lớn nhất trên toàn cầu với 1,6 triệu khách hàng.
Với trang Upwork, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm công việc phù hợp chuyên môn của mình bởi có rất nhiều khách hàng tìm kiếm freelancer cho dự án của họ. Bạn có thể gửi giá, CV và cung cấp các thông tin mà khách hàng cần để triển khai dự án. Theo đó, họ sẽ chủ động liên lạc và phỏng vấn bạn khi triển khai dự án.
Với nền tảng Upwork, bạn có thể được thanh toán theo giờ hoặc sau khi hoàn thành mỗi dự án tùy thuộc vào sự thống nhất của hai bên.

b. Freelancer.com
Bên cạnh cung cấp các dự án cho freelancer, trang web tìm việc này còn tạo ra các cuộc thi để người làm tự do có thể cạnh tranh và được biết đến nhiều hơn.
c. 99designs
Nếu có chuyên môn trong mảng thiết kế thì đây là nơi tìm việc freelancer dành riêng cho bạn. Với nền tảng này, ngoài việc trở thành freelancer, bạn có thể đăng tải các ấn phẩm của mình lên và tham gia các cuộc thi để thể hiện trình độ.
Mỗi năm, trang web tìm việc freelance 99designs kết nối hơn 1 triệu nhà thiết kế tài năng với 37 nghìn doanh nghiệp lớn nhỏ ở mọi lĩnh vực. Đây cũng chính là một trong những web freelancer được ưa chuộng bởi các designer trên thế giới.
2. Các trang web Việt Nam
a. Freelancerviet.vn
Trên thực tế, đây là sàn giao dịch việc làm freelancer đầu tiên tại Việt Nam. Bạn sẽ dễ dàng tạo cho mình một trang cá nhân và portfolio hoàn chỉnh để thể hiện năng lực của bản thân và gây ấn tượng với khách hàng.
Tuy nhiên, bởi hình thức freelancer chưa được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng tại Việt Nam, trang web freelancerviet.vn khá ít công việc và một số tiện ích cần đóng phí nếu bạn muốn sử dụng.
b. Vlance.vn
Vlance.vn cũng là một trong những trang web tìm kiếm công việc phổ biến với các freelancer tại Việt Nam với 45.000 người tham gia. Bởi đây là một nền tảng uy tín và phổ biến, bạn cần xác nhận thông tin bảo mật một cách kỹ lưỡng và tỷ lệ cạnh tranh công việc cũng khá cao.

Ngoài ra, một số trang web freelance khác còn có 50k.vn; Guru, ifreelance, Freelance Writing Gigs, Simple Hired,…
Bên cạnh việc tìm việc freelance phù hợp với chính mình, người làm tự do cũng luôn loay hoay khi tìm kiếm những văn phòng truyền thống hay coworking space lý tưởng để hoàn thành deadline.
Do đó, bạn có thể tải ngay ứng dụng Smartos Booking cho Android hoặc IOS và tìm kiếm địa điểm làm việc một cách nhanh chóng.